Tổ chức lễ khởi công động thổ hay sự kiện động thổ là một sự kiện đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng nhà máy cũ. Đây là một dịp để tôn vinh đất đai và cầu nguyện cho sự thành công của dự án trong tương lai. Tuy nhiên để tổ chức lễ khởi công, động thổ chuyên nghiệp có rất nhiều bước cần phải chuẩn bị và thực hiện. Dưới đây là một số thông tin mà Bloom Event cung cấp về việc tổ chức lễ khởi công động thổ và quy trình tổ chức chuyên nghiệp.
1. Điểm giống nhau giữa lễ khởi công và lễ động thổ
Xét về mặt tâm linh, cả 2 sự kiện lễ khởi công xây dựng và lễ động thổ đều là bước khởi đầu cho một công trình xây dựng; Vì vậy nó đều mang ý nghĩa là cầu mong sự may mắn, thuận lợi, suôn sẻ cho gia chủ, những người tham gia xây dựng và cả sự phát triển thuận lợi của dự án cho tới khi an cư lạc nghiệp sau này.
Về mặt truyền thông, 2 buổi lễ đều được coi là bước đệm truyền thông quan trọng, giúp xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu công trình & doanh nghiệp đến với các chủ đầu tư, đối tác và khách hàng tiềm năng. Là kênh truyền thông rất hiệu quả nếu như buổi lễ được tổ chức một cách bài bản và chuyên nghiệp.
2. Điểm khác nhau giữa Lễ khởi công và Lễ động thổ
Lễ khởi công biểu thị sự tôn trọng và mong đợi sự bảo trợ từ tổ nghề, cũng như hy vọng vào nhiều may mắn cho dự án. Trong khi đó, lễ động thổ là bước cầu xin sự cho phép để xây dựng trên mảnh đất đó. Quá trình xây dựng thường tiếp điều gây ra sự ồn ào, sôi nổi, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cư dân và cả thế giới linh thần
2.1 Về đặc điểm
Tổ chức lễ khởi công là nghi thức kính cáo với tổ nghề, mong muốn phù hộ và đạt được nhiều may mắn.
Lễ động thổ là nghi thức xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó. Khi tiến hành xây dựng sẽ ồn ào, náo nhiệt, gây ảnh hưởng đến nơi cư ngụ của các thần linh. Tổ chức buổi lễ nhằm mong muốn được các thần linh phù trợ và mọi việc được diễn ra suôn sẻ, thành công.
2.2 Về thời gian tổ chức
Lễ động thổ được tổ chức sau khi công trình xây dựng được cấp phép và chủ đầu tư chính thức tiếp quản mảnh đất đó để xây dựng.
Còn lễ khởi công được thực hiện khi công trình chính thức được xây dựng.
Hai buổi lễ này có thể tổ chức thực hiện cùng một thời điểm, tùy thuộc vào chủ đầu tư hay Doanh nghiệp mong muốn.
3. Những lưu ý khi tổ chức lễ khởi công động thổ
Để tổ chức lễ khởi công động thổ thật chuyên nghiệp và chất lượng, chúng ta cần nên lưu ý những việc sau đây:
- Danh sách số lượng khách mời, danh sách đại biểu phát biểu, danh sách đại biểu thực hiện nghi thức xúc cát.
- Nhà bạt sự kiện.
- Sân khấu, backdrop sân khấu, hộc cát và các dụng cụ để thực hiện nghi thức động thổ.
- Bàn cúng bày lễ vật cúng động thổ
- Hệ thống âm thanh cho sự kiện.
- Nhân sự sự kiện: MC dẫn chương trình, đội ngũ PG đón khách, đoàn lân sư rồng,…
Tùy vào quy mô sự kiện mà những hạng mục có thể được gia giảm cho phù hợp.
4. Quy trình tổ chức lễ khởi công động thổ chuyên nghiệp
Chào đón khách mời: Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong buổi lễ vì thế cần phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và chu đáo. Chắc chắn khách mời sẽ không hài lòng khi đến dự một buổi lễ mà nhân viên chào đón quá sơ sài và không nhiệt tình. Việc sắp xếp đội ngũ lễ tân tiếp đón đứng tại vị trí nào sẽ do bên tổ chức sự kiện thực hiện. Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ tiếp đón và hướng dẫn khách mời tới ổn định chỗ ngồi. Nếu có đoàn lân sư rồng thì lân sẽ múa đón khách 15 phút đầu giờ.
-
Khai mạc buổi lễ: Sau khi khách mời đã được ổn định chỗ ngồi thì người dẫn chương trình bắt đầu giới thiệu và tuyên bố lý do khai mạc buổi lễ và giới thiệu đại biểu tham dự sự kiện. Việc giới thiệu sẽ giúp cho khách tham dự nắm bắt được lý do tổ chức chương trình và tạo sự hào hứng. Để hiểu rõ hơn về dự án sắp tới, MC sẽ mời đại diện các bên liên quan tiến lên sân khấu để chia sẽ những thông tin chủ yếu đến khách tham dự. Bên cạnh đó có thể trình chiếu những video clip về dự án.